Skip to content Skip to navigation

Báo cáo Thuyết minh Đề nghị trao Giải thưởng mô hình, giải pháp tiêu biểu “Bồ câu trắng” trong công tác Hội và phong trào sinh viên TP. Hồ Chí Minh năm học 2017 - 2018

  - Tên gọi của mô hình, giải pháp: Wabisabi – Công cụ hỗ trợ sinh viên trong hoạt động Đoàn Hội. - Đơn vị thực hiện: Trường ĐH Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM. I. Mục đích - Yêu cầu: 1.Mục đích Tạo ra công cụ hữu ích giúp quản lý các hoạt động sắp tổ chức và truyền thông đến sinh viên, hỗ trợ tìm kiếm những địa điểm tình nguyện theo khu vực được chọn. Hoạt động theo thời gian thực nhằm đảm bảo thông tin đưa ra mang tính kịp thời, tương tác với người dùng thông qua message. Thông qua công cụ này, sinh viên có thể theo dõi các hoạt động sắp diễn ra một cách chủ động hơn. Ứng dụng các kỹ thuật sẵn có nhằm nâng cao kỹ năng lập trình. Tạo một sản phẩm để sinh viên có thể tiếp tục tận dụng, phát triển và tận dụng cho các đồ án môn học, đồ án chuyên ngành. Đây là một phần mềm do hội sinh viên trường đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP.HCM thực hiện. Chatbot ra đời với mục đích cung cấp những thông tin chính xác nhất về các địa điểm tình nguyện, giúp mọi người có thể tiếp cận và thực hiện những hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội một cách dễ dàng nhất; nhận thông tin từ Trường, Đoàn - Hội, CLB, Đội Nhóm một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Hệ thống Chatbot với cách thức sử dụng hết sức đơn giản thông qua facebook messenger platform để có thể dễ dàng tiếp cận người dùng. Để tìm kiếm Chatbot trên Facebook, bạn có thể tìm với từ khóa Chatbot – HSVBot hoặc vào trực tiếp link: https://www.facebook.com/hsvbot/ Chatbot có một trang web để admin quản lý đó là: https://hsvbot.me/ 2. Yêu cầu Không xâm phạm, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân của người dùng như số chứng minh nhân dân, mật khẩu, các tài khoản cá nhân. Tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng. II. Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu: từ tháng 09/2017 Thời gian kết thúc: vẫn đang duy trì. III. Nội dung thực hiện 1.Công tác tuyên truyền Thiết kế trang fanpage chính thức, nhằm cung cấp các thông tin, hướng dẫn sử dụng Wabisabi và chia sẻ các thông tin, danh sách các địa điểm tình nguyện trên thành phố. Hoàn thiện hướng dẫn sử dụng, truyền tải và mời gọi các đơn vị trường bạn cùng sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm nên còn gặp một số trục trặc và chưa được tín nhiệm để sử dụng rộng rãi. HSVBot được các cá nhân ngoài Đoàn Hội, giảng viên trong trường sử dụng và góp ý tích cực về kỹ thuật, các phương thức xử lý dữ liệu, phương pháp bảo mật dữ liệu người dùng. 2. Công tác tổ chức + Từ tháng 09/2017 – 10/2017: Lên ý tưởng, mục tiêu, các chức năng, phân công nhiệm vụ, soạn timeline thực hiện. Tìm hiểu công nghệ thiết kế web. + Từ tháng 10/2017 – 12/2017: Xây dựng hệ thống, thử nghiệm và điều chỉnh theo mục đích sử dụng. Trao đổi cùng giảng viên để tiếp thu góp ý, xây dựng theo hướng dễ dàng tái thiết lập ứng dụng. + Từ tháng 12/2017 – nay: Triển khai rộng rãi đến toàn thể sinh viên sử dụng. Ứng dụng thực tế trong chiến dịch Xuân tình nguyện. Mời gọi Hội Sinh viên các trường cùng thử nghiệm hệ thống. IV. Kết quả thực hiện: 4.1. Sau hơn 4 tháng đưa vào hoạt động chính thức, hệ thống đã có 1023 người đăng ký sử dụng, 974 người hiện thời vẫn đang tiếp tục theo dõi thông tin. Hội Sinh viên trường đã sử dụng để truyền tải 22 thông báo hoạt động cấp trường, 8 thông báo về các hội thi, học bổng, chương trình tình nguyện cấp Thành phố, Trung ương. Hệ thống hiện tại đã nâng cấp và cung cấp các chức năng như sau: - Mỗi người có thể đăng ký xem thông tin hoạt động nhiều trường khác nhau. Khi không có nhu cầu nhận thông tin của trường nữa thì gửi yêu cầu báo huỷ. - Tìm kiếm các địa điểm tình nguyện:
  • Xác định vị trí bắt đầu di chuyển.
  • Phạm vi muốn tìm kiếm địa điểm.
  • Lấy thông tin của mỗi địa điểm cần xác lập hoạt động.
  • Gửi đánh giá của người dùng về các địa điểm.
  • Gửi ảnh hoạt động của người dùng tại các địa điểm.
- Góp ý xây dựng hệ thống chatbot. 4.2. Sơ đồ liên kết Dưới đây là một sơ đồ khái quát về cấu trúc của hệ thống: Có hai loại User chính: Người theo dõi hoạt động tương tác thông qua facebook messenger và người quản trị hệ thống làm việc thông qua Web UI. Cả 2 hệ thống Web UI và Facebook Messenger đều kết nối với server để xử lý request và trích xuất cơ sở dữ liệu. 4.3. Các chức năng sử dụng Wabisabi trên trình duyệt web sẽ phân loại người dùng theo từng trường hợp, mỗi loại người dùng sẽ được sử dụng các chức năng nhất định của hệ thống. Đối với người dùng khách (Guest), wabisabi sẽ có các chức năng sau:
  • Xem hoạt động theo phân loại, bao gồm các loại hoạt động như: Sinh viên 5 tốt, Kỹ năng thực hành xã hội, Các cuộc thi học thuật, Các hoạt động tình nguyện, Hội nhập quốc tế, Công tác hỗ trợ sinh viên, Công tác cán bộ.
  • Xem mã đăng ký nhận tin, mã hủy nhận tin hoạt động. (Mã này được sử dụng khi người dùng tương tác với chatbot trên Facebook Messenger).
  • Xem thông tin liên hệ, góp ý cho ứng dụng.
Đối với người dùng có tài khoản đăng nhập trên hệ thống, wabisabi sẽ xếp các cấp bậc từ cao đến thấp như sau:
  • Admin (Bậc cao nhất): Tài khoản dành cho người quản trị hệ thống, được sử dụng tất cả các chức năng trong hệ thống.
  • Developer (Bậc 2): Tương đương với tài khoản người dùng cấp thành phố, có quyền quản trị sau Admin và bị giới hạn một số tính năng.
  • School (Bậc 3): Tài khoản người dùng cấp trường.
  • Faculty (Bậc 4): Tài khoản người dùng cấp khoa, được tài khoản cấp trường quản lý.
Bảng thống kê dưới đây sẽ mô tả chi tiết các loại người dùng và những chức năng mà người dùng đó được phép sử dụng:
RULE LEVEL ADMIN DEVELOPER SCHOOL FACULTY
Tạo thông báo hoạt động cấp trường þ þ
Tạo thông báo hoạt động cấp khoa þ þ þ
Thêm tài khoản Developer þ
Thêm tài khoản School þ þ
Thêm tài khoản Faculty þ
Thêm địa điểm tình nguyện þ þ
Thống kê hoạt động cấp thành phố þ þ
Thống kê hoạt động cấp trường þ þ þ
Thống kê hoạt động cấp khoa þ þ þ þ
Đổi mật khẩu cá nhân þ þ þ þ
Reset password Developer þ
Reset password School þ þ
Reset password Faculty þ þ þ
Đăng ký email xác nhận thông báo hoạt động þ þ
  4.4. Chức năng xem sự kiện trên toàn thể các đơn vị sử dụng hệ thống Hiển thị thông tin chi tiết của hoạt động đã được khởi tạo dưới dạng pop-up thân thiện. Sau khi nhấn nút gửi, một email verify sẽ được gửi đến người dùng. Nội dung của email sẽ liệt kê chi tiết hoạt động người dùng vừa tạo, kèm theo một đường link chứng thực. Người dùng sẽ xác nhận tạo hoạt động bằng cách nhấp vào nút xác nhận, sau đó người dùng sẽ được dẫn đến trang thông báo đã tạo hoạt động thành công. 4.5. Đăng ký nhận tin tức
  • Button từ chatbot gửi đến server một đoạn có dạng: #dangky dhcntt.
 
  • Server tách thành 2 chuỗi có dạng: #dangky và dhcntt nhằm xác định loại lệnh và đối số truyền vào là mã các đơn vị.
  • Server kiểm tra trong hệ thống có lưu trạng thái người dùng đang đăng ký đơn vị đó hay chưa, nếu chưa đăng ký, hệ thống đăng ký cho người dùng nhận tin và thông báo đăng ký thành công đến người dùng. Nếu đã đăng ký, hệ thống trả lời cho người dùng biết và không đăng ký nữa.
  • Nếu nhập sai mã đăng ký, hệ thống sẽ gửi thông báo mã này không tồn tại trong hệ thống.
4.6. Hủy đăng ký nhận tin
  • Button từ chatbot gửi đến server một đoạn có dạng: #huy dhcntt.
  • Server tách thành 2 chuỗi có dạng: #huy và dhcntt nhằm xác định loại lệnh và đối số truyền vào là mã các đơn vị.
  • Server kiểm tra trong hệ thống có lưu trạng thái người dùng đang đăng ký đơn vị đó hay chưa, nếu đã đăng ký, hệ thống sẽ hủy không để người dùng nhận tin và thông báo thành công đến người dùng.
  • Nếu chưa hoặc nhập sai mã, hệ thống thông báo cho người dùng phải truy cập website để xem lại các mã đơn vị.
4.7. Thông tin mà sinh viên đã nhận được Hệ thống thực thi đa nền tảng, cung cấp thông tin trên các hệ điều hành. V. Đánh giá 1.Mặt thành công Sinh viên có thể thuận tiện nhận thông tin về tất cả các hoạt động trong và ngoài trường chỉ với thao tác đăng ký theo dõi thông tin. Việc ứng dụng trên nền tảng Facebook Messenger giúp sinh viên không phải cài đặt them bất kỳ ứng dụng nào, và đây là ứng dụng được nhiều người sử dụng. Các thông báo đến tự động, sinh viên không cần theo dõi quá nhiều kênh fanpage, group mà vẫn có đầy đủ thông tin để tham gia hoạt động. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể xem các thông tin trên trang hsvbot.me, được tổng hợp theo từng hạng mục. Việc chuyển tải tới đông đảo sinh viên được thực hiện nhanh chóng, ước tính thông tin 1 hoạt động chuyển đến 400 sinh viên được xử lý trong 10 giây. Việc thống kê hoạt động vào cuối năm học cũng sẽ thuận tiện hơn khi các hoạt động được thống kê trực tiếp tại hệ thống mà các trường đều có thể xem lại bảng tổng hợp của mình. 2. Mặt hạn chế Chưa triển khai đến được đông đảo sinh viên toàn trường, do mới đưa vào sử dụng nên mức độ xử dụng của sinh viên khá ít, độ uy tín trở thành công cụ đắc lực chưa lớn. Quá trình truyền thông cần có giải pháp trực quan, để sinh viên có thể thấy được các chức năng ưu việt, hướng đến đăng ký sử dụng thường xuyên. VI. Định hướng thực hiện Đeo bám để có nhiều biện pháp truyền thông, mời gọi đông đảo sinh viên đăng ký sử dụng hệ thống, mời gọi anh em các trường cùng tham gia, đưa hệ thống đến đông đảo sinh viên trên địa bàn, biến ứng dụng này trở thành tiện ích hỗ trợ cho các mặt hoạt động Đoàn Hội. Cung cấp thêm tính năng thi trắc nghiệm trực tuyến để các trường, các tỉnh thành ứng dụng cho các hội thi trực tuyến tại đơn vị. Cung cấp tính năng chuyển tiếp thông báo từ cấp tỉnh thành đến sinh viên thuộc trường quản lý.