Skip to content Skip to navigation

Triển khai Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM Lần IV – Năm 2018

THỂ LỆ

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM Lần IV - Năm 2018

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 08/KHLT-ĐTN-KHCN ngày 24 tháng 04 năm 2018)

  Điều 1:   ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG THAM GIA: 1.Đối tượng: - Sinh viên hiện đang học tập tại trường  đều có quyền đăng ký tham gia, theo 2 hình thức sau: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều công trình.  - Khuyến khích sinh viên đã đăng ký tham gia Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka cấp trường đồng thời đăng ký tham gia Nghiên cứu khoa học sinh viên. - Các đề tài tham gia Eureka cấp trường phải tham gia báo cáo phiên poster tại Hội nghị khoa học trẻ để ban giám khảo chấm điểm và trao giải - Theo hướng dẫn từ BTC Eureka cấp thành, năm 2018 mở rộng đối tượng tham dự đối với sinh viên đã tốt nghiệp không quá 6 tháng ( tính đến ngày 30/9/2018). Sinh viên được phép sử dụng đề tài Khóa luận tốt nghiệp để tham gia thi 2.Số lượng: Không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký dự thi.   3. Thời gian - Thời gian đăng ký được gia hạn đến ngày 20/09/2018                   Điều 2: NỘI DUNG:   - Giải thưởng dành cho những đề tài/ công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên. - Yêu cầu: Công trình gửi tham gia dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao và đảm bảo tính khoa học. Điều 3: LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH ĐĂNG KÝ: Bao gồm:  
TT TÊN LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH
1 Lĩnh vực Kỹ thuật - Vật lý. - Điện - điện tử - Điện tử viễn thông - Cơ khí - tự động hóa. - Kỹ thuật nhiệt. - Kỹ thuật công nghệ
2 Lĩnh vực Công nghệ thông tin - Toán tin. - Công nghệ thông tin.
  Điều 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ NGHIÊN CỨU: (tham khảo) 1.Nhóm ngành khoa học xã hội: - Ban tổ chức khuyến khích nghiên cứu các vấn đề cơ bản về biển Đông và phát triển kinh tế biển; nghiên cứu dự báo các nguồn lợi biển, phục vụ xây dựng các công trình trên biển và khai thác tổng hợp các nguồn lợi từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển, các kỹ thuật quân sự đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh thiếu nhi. - Khuyến khích các đề tài nghiên cứu hưởng ứng các chương trình đột phá của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên toàn quốc, khuyến khích thực hiện các công trình theo định hướng phát triển địa phương bền vững. - Khuyến khích thực hiện các công trình nghiên cứu thuộc 05 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. - Khuyến khích các công trình nghiên cứu có khả năng triển khai khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ. 2. Nhóm ngành khoa học tự nhiên: - Nghiên cứu cơ bản về định hướng ứng dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình lựa chọn, tiếp thu, thích nghi và cải tiến các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và tiến tới sáng tạo các công nghệ đặc thù ứng dụng tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ - điện tử. - Nghiên cứu làm rõ giá trị sử dụng của các loại tài nguyên của nước ta, làm cơ sở xây dựng phương án và lựa chọn công nghệ để khai thác có hiệu quả. Chú trọng nghiên cứu tiềm năng về đa dạng sinh học, các loại tài nguyên quý đang có nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức và do môi trường suy thoái. - Nghiên cứu bản chất, quy luật của tự nhiên và những tác động của chúng đến đời sống con người, đến kinh tế, văn hóa - xã hội nước ta, trong đó chú ý các yếu tố khí tượng và tự nhiên ở các vùng sinh thái, phục vụ dự báo phòng tránh thiên tai (như bão lụt, cháy rừng, trượt lở đất, nứt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, bồi lấp các cửa sông, cửa đầm, hạn hán, v.v...). - Một số lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết mà Việt Nam có thế mạnh, như toán học, vật lý... 3. Nghiên cứu về các vấn đề cần giải quyết của thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển và các ngành công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu các đề tài hỗ trợ phát triển cho 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu gồm cơ khí, điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin, hóa chất - nhựa - cao su, chế biến lương thực - thực phẩm và 9 nhóm ngành dịch vụ ưu tiên của thành phố. - Ngoài ra, khuyến khích nghiên cứu các đề tài trong các lĩnh vực công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu tiên tiến; năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 4.Khuyến khích các đề tài nghiên cứu hưởng ứng 7 chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh. - Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: các giải pháp, ý tưởng nhằm xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.  - Chương trình cải cách hành chính: các nghiên cứu gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy quản lý Nhà nước tinh gọn; đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực. - Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: giải pháp về tập trung nguồn lực phát triển nhanh các ngành, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái… - Chương trình giảm ùn tắc giao thông: giải quyết tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông; an toàn giao thông; làm sạch- đẹp các đoạn đường giao thông …. - Chương trình giảm ngập nước. - Chương trình giảm ô nhiễm môi trường: giải quyết ô nhiễm khói bụi trong không khí; ô nhiễm nguồn nước; xây dựng các mảng xanh - sạch - đẹp nơi công cộng…; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. - Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị. 5.Nghiên cứu từ đơn đặt hàng của cơ quan, đơn vị, cá nhân…: - Ban tổ chức khuyến khích các đề tài nghiên cứu từ đơn đặt hàng của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, những đề tài nghiên cứu từ đơn đặt hàng sẽ được xem xét cộng điểm (khi nộp hồ sơ dự thi, tác giả đính kèm đơn đặt hàng nếu có). Điều 5: CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU: Hội đồng khoa học đánh giá các đề tài, công trình dự thi vòng bán kết theo thang điểm 100 với các tiêu chí đánh giá như sau:
  1. Mục đích, ý nghĩa và tính sáng tạo của đề tài, công trình nghiên cứu (tổng cộng 30 điểm), bao gồm:
- Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu rõ ràng, cụ thể (thang điểm 10). - Giới thiệu được những tính sáng tạo, tính mới của vấn đề nghiên cứu trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (thang điểm 20).
  1. Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu: (tổng cộng 50 điểm), bao gồm:
- Nội dung nghiên cứu phù hợp, phương pháp và kết quả nghiên cứu được xác định (thang điểm 30). - Khả năng ứng dụng của đề tài, công trình nghiên cứu, có khả năng mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng, tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu mới (thang điểm 10). - Có những giải pháp, kiến nghị, đề xuất có giá trị (thang điểm 10).
  1. Hình thức trình bày (tổng cộng 20 điểm), bao gồm:
- Hình thức trình bày đề tài khoa học, rõ ràng, có biểu mẫu, hình minh họa (thang điểm 10) - Có trích dẫn cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo (thang điểm 10). Điều 6: BỐ CỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU: 1.Mở đầu: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài, mục đích, ý nghĩa khoa học của đề tài, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, quy mô và phạm vi áp dụng 2.Tổng quan tài liệu: tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả). 3. Vật liệu - Phương pháp: mô tả vật liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. 4.Kết quả - Thảo luận: nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được. 5.Kết luận - Đề nghị: nêu lên kết luận, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo. 6. Tài liệu tham khảo, phụ lục; danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có). Điều 7: HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: ( Xem file phụ lục đính kèm)  Điều 8: HỒ SƠ THAM DỰ: Hồ sơ tham dự gồm: (theo file đính kèm)
  1. File đăng ký công trình tham dự Giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả công trình (1 bản theo mẫu M1, có hình thẻ 3x4).
  2. File thuyết minh đề tài công trình nghiên cứu.
Nhóm trưởng gửi đăng ký về địa chỉ email (khoahoctre@uit.edu.vn). Tiêu đề email: [Eureka2018]<Tên để tài> Thời hạn nộp hồ sơ: Đoàn trường nhận hồ sơ đăng ký tới ngày 01/9/2018 Để biết thêm thông tin về Giải thưởng, xin vui lòng liên hệ: Văn phòng Đoàn trường ĐH Công nghệ Thông tin, phòng D101 Điện thoại: (028) 3603 0862. Hoặc Anh Hiệp (0123.2389.904)  Điều 9: GIẢI THƯỞNG:
  • Tất cả tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học tham gia Giải thưởng sẽ được tặng Giấy chứng nhận tham dự Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka cấp trường lần III năm 2017.
  • Đề tài đạt giải nhất sẽ được Ban tổ chức và Hội đồng khoa học xem xét đề xuất bài báo khoa học và báo cáo tại Hội nghị khoa học trẻ lần V sau khi được Hội đồng khoa học phản biện.
  • Đề tài sau khi vượt qua vòng loại cấp trường sẽ được tuyển chọn tham gia Eureka cấp thành
  • Giá trị giải thưởng cho các đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải:
  • 01 Giải Nhất: 1.500.000 đồng + Giấy khen của Đoàn trường
  • 01 Giải Nhì: 1.000.000 đồng + Giấy khen của Đoàn trường
  • 01 Giải Ba: 800.000 đồng + Giấy khen của Đoàn trường
  • 02 Giải KK: 500.000 đồng/giải + Giấy khen của Đoàn trường
Điều 10: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH: Thể lệ này được áp dụng kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi, Ban Tổ chức Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG-HCM Lần III - Năm 2018 sẽ có văn bản điều chỉnh bổ sung và thông báo cụ thể đến các trường, các tập thể, cá nhân tham gia.