T6, 02/12/2016 - 10:14
Nhằm chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2016) và nằm trong chuỗi “Hành trình Sinh viên 5 tốt”, “Hành trình Thanh niên tiến tiến làm theo lời Bác”, sáng ngày 24 tháng 11 năm 2016, hơn 70 Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và Sinh viên 5 tốt cấp trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG-HCM đã có cơ hội tham quan, học tập Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.
[caption id="attachment_17561" align="aligncenter" width="600"] Tại đây các bạn cán bộ, giáo viên, sinh viên trường được giới thiệu sự hình thành, phát triển và những thành tựu của Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp.HCM[/caption]
“Dự án được thành lập năm 2004 với tổng diện tích 88,17ha, vốn đầu tư 152 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gồm tạo ra mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tác động tích cực vào việc chuyển đổi nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng hiệu quả, bền vững…”Đồng thời, đoàn được tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, khu sản xuất và trình diễn hoa lan, cây cảnh; khu sản xuất rau ăn quả trong nhà màng Israel theo công nghệ trồng cây không sử dụng đất, sử dụng công nghệ tự động hóa trong điều khiển tưới nước, bón phân… [caption id="attachment_17564" align="aligncenter" width="600"] Dù trời nắng, nhưng không làm giảm sự háo hức được mở rộng tầm mắt với công nghệ trồng dưa lưới bằng nhà màng[/caption] [caption id="attachment_17565" align="aligncenter" width="600"] Hoa chuông – một trong số các sản phẩm sản xuất và trình diễn của khu Nông nghiệp Công nghệ cao Tp.Hồ Chí Minh[/caption] Qua đó giúp cho các bạn hiểu hơn về ngành nông nghiệp công nghệ cao và có định hướng cho nghề nghiệp ứng dụng CNTT trong tương lai. Từ đó, các bạn có thể kết hợp giữa sách vở và thực tế trong học tập, nghiên cứu khoa học. Liên tục chương trình, đoàn trường Đại học Công nghệ Thông tin đến thắp hương tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ tại Đền Bến Dược, Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, được tham quan Cổng Tam Quan, Nhà văn bia. Tưởng niệm tại Đền chính, đoàn được chiêm ngưỡng công trình đồ sộ là các tấm bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Cuối cùng là Bức tranh ghép gốm lớn nhất Việt Nam và biểu tượng “Hồn thiêng đất nước”. [caption id="attachment_17567" align="aligncenter" width="600"] Có 44.752 liệt sĩ được ghi tên trong đền, gồm có Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 14.077 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác và 800 liệt sĩ không rõ quê quán.[/caption] [caption id="attachment_17568" align="aligncenter" width="600"] Bức tranh ghép gốm bố trí 3 mặt Đền chính, thể hiện cuộc sống, chiến đấu của nhân dân Việt Nam từ khi khai hoang lập địa, chiến đấu chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc giành độc lập tự do[/caption] Kết thúc hành trình, các bạn càng thấm thía giá trị của từng tất đất, của xương máu của đồng bào đã đổ ra cho chúng ta có được cuộc sống ấm no, chúng ta được phấn đầu học hành, công tác trong thời bình là đáng quý như thế nào. Cùng là mảnh đất Củ Chi – nổi tiếng khắp thế giới với danh hiệu “Đất thép thành đồng” – cách nhau 30 phút, một nơi ghi dấu chiến thắng vang lừng của dân ta, một nơi là minh chứng cụ thể cho sự phát triển công nghệ, khoa học vượt bậc. Chỉ trong 1 ngày, nhưng chuyến hành trình thật sự mang lại nhiều suy nghĩ!
Theo Thủy Ngân Ảnh: Trần Gia Sang